Văn bản thực thi

Giải thích tiêu đề Danh mục trong Biểu thuế EU

08/09/2022

 

PHỤ LỤC 2-A CẮT GIẢM HOẶC XÓA BỎ THUẾ QUAN TRONG BIỂU THUẾ CỦA EU

MỤC A

CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

1. Trừ khi được quy định khác trong Biểu thuế của một Bên của Phụ lục này, các danh mục cắt giảm thuế sau đây được áp dụng theo Điều 2.7 (Cắt giảm hoặc Xóa bỏ Thuế quan) để cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa có xuất xứ từ Bên kia theo Phụ lục 2- A-1 (Biểu thuế của Liên minh) và 2-A-2 (Biểu thuế của Việt Nam):

a. thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ thuộc danh mục “A” trong Biểu thuế của một Bên sẽ được xóa bỏ hoàn toàn và các hàng hóa đó không bị áp thuế quan kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực;

b. thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ thuộc danh mục “B3” trong Biểu thuế của một Bên sẽ được xóa bỏ dần đều trong 4 năm bắt đầu từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, và hàng hóa sau đó không bị áp thuế quan nữa;

c. thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ thuộc danh mục “B5” trong Biểu thuế của một Bên sẽ được xóa bỏ dần đều trong 6 năm bắt đầu từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, và hàng hóa sau đó không bị áp thuế quan nữa;

d. thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ thuộc danh mục “B7” trong Biểu thuế của một Bên sẽ được xóa bỏ dần đều trong 8 năm bắt đầu từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, và hàng hóa sau đó không bị áp thuế quan nữa;

e. thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ thuộc danh mục “B9” trong Biểu thuế của một Bên sẽ được xóa bỏ dần đều trong 10 năm bắt đầu từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, và hàng hóa sau đó không bị áp thuế quan nữa;

f. thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ thuộc danh mục “B10” trong Biểu thuế của một Bên sẽ được xóa bỏ dần đều trong 11 năm bắt đầu từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, và hàng hóa sau đó không bị áp thuế quan nữa;

g. thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ thuộc danh mục “B10*” trong Biểu thuế của Việt Nam sẽ được xóa bỏ dần trong 11 năm bắt đầu từ ngày Hiệp định này có hiệu lực theo lộ trình cắt giảm như bảng dưới đây, và hàng hóa sau đó không bị áp thuế quan nữa:

Mã HS

Năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS 2012

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

2203.00.10

34 %

33 %

32 %

30 %

29 %

25 %

22 %

18%

15 %

11 %

0 %

2203.00.90

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

h. thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ thuộc danh mục “B10**” trong Biểu thuế của Việt Nam sẽ được xóa bỏ dần trong 11 năm bắt đầu từ ngày Hiệp định này có hiệu lực theo lộ trình cắt giảm như bảng dưới đây và hàng hóa sau đó sẽ không bị áp thuế quan nữa:

Mã HS

Thuế suất cơ sở

 

 

 

 

 

Năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS 2012

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2710.12.11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2710.12.12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2710.12.13

20 %

20 %

20 %

20 %

20 %

8 %

8 %

7 %

7 %

7 %

7 %

0 %

2710.12.14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2710.12.15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2710.12.16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2710.12.20

10 %

10 %

10 %

10 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

0 %

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2710.12.30

20 %

20 %

20 %

20 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

0 %

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2710.12.40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2710.12.50

20 %

17 %

16 %

14 %

13 %

11 %

10%

8 %

7 %

7 %

7 %

0 %

2710.12.60

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2710.12.70

20 %

20 %

20 %

20 %

20 %

8 %

8 %

7 %

7 %

7 %

7 %

0 %

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2710.12.80

20 %

20 %

20 %

20 %

20 %

15 %

10 %

7 %

7 %

7 %

7 %

0 %

2710.12.90

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2710.19.71

8 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

0 %

2710.19.72

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2710.19.79

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2710.19.81

10 %

9 %

8 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

0 %

2710.19.82

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2710.19.83

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2710.20.00

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

7 %

0 %

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2710.91.00

40 %

40 %

20 %

20 %

20 %

11 %

9 %

7 %

7 %

7 %

7 %

0 %

2710.99.00

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

i. thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ thuộc danh mục “B15” trong Biểu thuế của Việt Nam sẽ được xóa bỏ dần đều trong 16 năm bắt đầu từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, và hàng hóa sau đó không bị áp thuế quan nữa;

j. tỷ lệ phần trăm của các mức thuế quan của hàng hóa xuất xứ thuộc danh mục A+EP của Biểu thuế của EU sẽ được xóa bỏ vào ngày Hiệp định có hiệu lực; xóa bỏ thuế quan chỉ áp dụng cho thuế suất tỷ lệ phần trăm; thuế suất cụ thể theo hệ thống giá đầu vào mà EU áp dụng cho một số loại hoa quả và rau theo Biểu thuế chung được quy định tại Quy tắc thực thi Ủy ban (EU) số 543/2011 ngày 7 tháng 6 năm 2011 quy định chi tiết các quy tắc áp dụng Quy định Hội đồng (EC) số 1234/2007 đối với hoa quả và rau và sản phẩm chế biến hoa quả và rau vẫn được duy trì;

k. thuế quan đối với hàng hóa có xuất xứ thuộc danh mục “R75” trong Biểu thuế của EU được áp dụng theo bảng dưới đây:

 

Năm

Thuế quan

(EUR / tấn)

 

 

 

2016

120

 

 

2017

115

 

 

2018

110

 

 

2019

105

 

 

2020

100

 

 

2021

95

 

 

2022

90

 

 

2023

85

 

 

2024

80

 

 

Từ năm 2025 trở đi

75

 

 

 

thuế suất ưu đãi nêu trong bảng trên được áp dụng kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực vào năm tương ứng và các năm tiếp theo và thuế suất không được giảm hồi tố;

l. không áp dụng với các dòng thuế được mô tả “CKD” trong cột “Thuế suất cơ sở” và “Danh mục” trong Biểu thuế của Việt Nam;

2. Thuế suất cơ sở và danh mục cắt giảm để xác định mức thuế tạm thời ở mỗi giai đoạn cắt giảm cho một mặt hàng được nêu cụ thể cho mặt hàng đó trong Biểu thuế của mỗi Bên.

3. Không ảnh hưởng tới Điều 2.7 (Cắt giảm hoặc Xóa bỏ Thuế quan), thuế suất ưu đãi của EU theo Hiệp định này trong bất kỳ trường hợp nào không được cao hơn mức thuế thông thường của EU áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam vào ngày trước ngày Hiệp định có hiệu lực. Nghĩa vụ này áp dụng từ ngày đó tới năm thứ 7 sau khi Hiệp định có hiệu lực.

4. Mức thuế suất trong các giai đoạn tạm thời được làm tròn xuống ít nhất là 0,1 phần trăm gần nhất hoặc, nếu tỷ lệ thuế quan được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ, ít nhất là 10 xu euro gần nhất trong trường hợp của EU.

5. Vì mục đích của Phụ lục này, bao gồm các Biểu thuế của các Bên trong tiểu Phụ lục 2-A-1 (Biểu thuế của EU) và 2-A-2 (Biểu thuế của Việt Nam), lần cắt giảm đầu tiên được thực hiện vào ngày Hiệp định có hiệu lực. Các lần cắt giảm hàng năm sau đó được thực hiện vào ngày 1 tháng 1 của năm tương ứng tiếp sau năm Hiệp định có hiệu lực theo quy định tại Điều 17.16 (Hiệu lực).

6. Tiểu Phụ lục 2-A-1 (Biểu thuế của EU) và 2-A-2 (Biểu thuế của Việt Nam) là một phần không tách rời của Phụ lục này.

7. Định nghĩa các thuật ngữ được quy định tại Chương 2 (Đối xử quốc gia và Tiếp cận Thị trường Hàng hóa) áp dụng đối với Phụ lục này.

MỤC B

HẠN NGẠCH THUẾ QUAN

1. Để quản lý từng hạn ngạch thuế quan trong Năm 1 của Hiệp định, các Bên phải tính lượng hạn ngạch thuế quan bằng cách trừ khối lượng tương ứng với khoảng chênh lệch thời gian từ ngày 1 tháng 1 và ngày Hiệp định có hiệu lực.

TIỂU MỤC 1

HẠN NGẠCH THUẾ QUAN CỦA EU

1. EU quản lý hạn ngạch thuế quan theo các quy định trong nước nhằm tạo thuận lợi thương mại giữa các Bên theo hướng tận dụng tối đa lượng hạn ngạch thuế quan.

Hạn ngạch thuế quan đối với trứng và lòng đỏ trứng gia cầm

2. Hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo dòng thuế 0408.11.80, 0408.19.81, 0408.19.89, 0408.91.80 và 0408.99.80 trong Biểu thuế của EU sẽ được miễn thuế trong phạm vi 500 tấn/năm

Tỏi

3. Hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo dòng thuế 0703.20.00 trong Biểu thuế của EU sẽ được miễn thuế trong phạm vi 400 tấn/năm.

Ngô ngọt

4. Hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo dòng thuế 0710.40.00A, 2001.90.30A và 2005.80.00A trong Biểu thuế của EU sẽ được miễn thuế trong phạm vi 5000 tấn/năm.

Tổng lượng hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo dòng thuế 0710.40.00B, 2001.90.30B và 2005.80.00B trong Biểu thuế của EU sẽ không được tính trong lượng hạn ngạch thuế quan.

Gạo

5. Hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo các dòng thuế dưới đây trong Biểu thuế của EU sẽ được miễn thuế trong phạm vi 20 000 tấn/năm dưới dạng gạo đã xát tương ứng:

1006.10.21

1006.10.92

1006.20.11

1006.20.92

1006.10.23

1006.10.94

1006.20.13

1006.20.94

1006.10.25

1006.10.96

1006.20.15

1006.20.96

1006.10.27

1006.10.98

1006.20.17

1006.20.98

 

 

 

 

6. Hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo các dòng thuế dưới đây trong Biểu thuế của EU sẽ được miễn thuế trong phạm vi 30 000 tấn/năm dưới dạng gạo đã xay tương ứng:

1006.30.21              1006.30.42              1006.30.61              1006.30.67

1006.30.23              1006.30.44              1006.30.63              1006.30.92

1006.30.25              1006.30.46              1006.30.65              1006.30.94

1006.30.27              1006.30.48              1006.30.98              1006.30.96

7. Hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo các dòng thuế dưới đây trong Biểu thuế của EU sẽ được miễn thuế trong phạm vi 30 000 tấn/năm dưới dạng gạo đã xay tương ứng:

 

1006.10.21

1006.20.11

1006.30.21

1006.30.61

1006.10.23

1006.20.13

1006.30.23

1006.30.63

1006.10.25

1006.20.15

1006.30.25

1006.30.65

1006.10.27

1006.20.17

1006.30.27

1006.30.67

1006.10.92

1006.20.92

1006.30.42

1006.30.92

1006.10.94

1006.20.94

1006.30.44

1006.30.94

1006.10.96

1006.20.96

1006.30.46

1006.30.96

1006.10.98

1006.20.98

1006.30.48

1006.30.98

 

 

 

 

8. Để được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch quy định tại điểm 7, gạo phải thuộc một trong số các loại gạo thơm sau:

    1.  

a. Hoa nhài 85,

  1.  

b. ST 5, ST 20,

  1.  

c. Nang Hoa 9 (NàngHoa 9),

  1.  

d. VD 20,

e. RVT,

f. OM 4900,

g. OM 5451, và

h. Tai nguyen Cho Dao (Tài nguyên Chợ Đào).

9. Danh sách các loại gạo ở điểm 8 có thể được sửa đổi bởi quyết định của Ủy ban Thương mại phù hợp với điểm 2 của Điều 17.5 (Các sửa đổi).

10. Các lô hàng gạo đáp ứng được quy định hạn ngạch thuế quan theo điểm 7 nên có giấy chứng nhận đúng chủng loại được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu rõ gạo thuộc một trong các loại gạo được nêu tại điểm 8.

Tinh bột sắn

11. Hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo dòng thuế 1108.14.00 trong Biểu thuế của EU sẽ được miễn thuế trong phạm vi 30 000 tấn/năm.

Cá ngừ

12. Hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo dòng thuế 1604.14.11, 1604.14.18, 1604.14.90, 1604.19.39 và 1604.20.70 trong Biểu thuế của EU sẽ được miễn thuế trong phạm vi 11 500 tấn/năm.

Surimi

13. Hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo dòng thuế 1604.20.05 trong Biểu thuế của EU sẽ được miễn thuế trong phạm vi 500 tấn/năm.

Đường và các sản phẩm khác chứa hàm lượng đường cao

14. Hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo các dòng thuế dưới đây trong Biểu thuế của EU sẽ được miễn thuế trong phạm vi 20 000 tấn/năm dưới dạng đường thô tương ứng:

 

1701.13.10

1701.99.10

1702.90.71

1806.10.30

1701.13.90

1701.99.90

1702.90.75

1806.10.90

1701.14.10

1702.30.50

1702.90.79

 

1701.91.00

1702.90.50

1702.90.95

 

 

Đường đặc biệt

15. Hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo dòng thuế 1701.14.90 trong Biểu thuế của EU sẽ được miễn thuế trong phạm vi 400 tấn/năm.

Nấm

16. Hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo dòng thuế 0711.51.00, 2001.90.50, 2003.10.20 và 2003.10.30 trong Biểu thuế của EU sẽ được miễn thuế trong phạm vi 350 tấn/năm.

Ethanol

17. Hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo dòng thuế 2207.10.00 và 2207.20.00 trong Biểu thuế của EU sẽ được miễn thuế trong phạm vi 1000 tấn/năm.

Mannitol, Sorbitol, Dextrin và các dạng tinh bột biến tính khác

18. Hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo dòng thuế 2905.43.00, 2905.44.11, 2905.44.19, 2905.44.91, 3505.10.10, 3505.10.90 và 3824.60.19 trong Biểu thuế của EU sẽ được miễn thuế trong phạm vi 2000 tấn/năm.

TIỂU MỤC 2

HẠN NGẠCH THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM

1. Thời gian thực hiện, lượng hạn ngạch, phương thức quản lý và các điều khoản và điều kiện khác liên quan đến việc phân bổ hạn ngạch thuế quan của Việt Nam phải phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong WTO.

2. Thuế trong hạn ngạch đối với hàng hóa có xuất xứ thuộc danh mục “B10-trong hạn ngạch” trong Biểu thuế của Việt Nam được xóa bỏ dần đều trong 11 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, và hàng hóa sau đó không bị áp thuế trong hạn ngạch.

3. Thuế ngoài hạn ngạch đối với hàng hóa có xuất xứ cho các mặt hàng trong danh mục “B10-trong-hạn ngạch” trong Biểu thuế của Việt Nam không bị ràng buộc.

Tin khác

Các FTA đã ký kết